SKKN-NCKHSPUD Địa lí THPT: Nâng cao ý thức, trách nhiệm về hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh THPT thông qua học tập môn Địa lí

SKKN-NCKHSPUD Địa lí THPT: Nâng cao ý thức, trách nhiệm về hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh THPT thông qua học tập môn Địa lí
Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm Địa lí THPT, viết đề tài NCKHSPUD Địa lí THPT, viết Tiểu luận Địa lí THPT



Môi trường và xã hội loài người có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Ở đây ta xét nhiều đến môi trường tự nhiên vì chúng có vai trò chức năng vô cùng quan trọng:  Là không gian sống của con người, cung cấp nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho đời sống và sản xuất. Môi trường còn là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
     Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề cả đất, nước, không khí và mất cân băng sinh thái môi trường. Do vậy, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, thế hệ tương lai, chủ nhân của đất nước là 1 trong những việc làm cần thiết. Do đó tôi chọn đề tài này nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế giảng dạy để giáo dục thái độ hành vi cho học sinh 1 số lớp tôi dạy trong trường THPT  xxx.
    Trong thực tế 1 số môn học đã đưa nội dung giáo dục môi truờng vào giảng dạy nhưng vẫn theo phương pháp truyền thống: Thầy truyền đạt kiến thức HS thụ động tiếp thu nên hiệu quả chưa cao. Các em mới chỉ nhận thức được rằng môi trướng sống đang bị ô nhiễm chưa có những việc làm thực tế để bảo vệ môi trường.
    Để nâng cao ý thức và có những hành động bảo vệ môi trường tôi chọn phương pháp giao việc cho họ sinh tự thu thập, xử lí thông tin, thiết lập bài giảng PowerPoint phần 1: Bảo vệ môi trường trong bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai-Địa lí 12.
    Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin(CNTT), các em học sinh có khả năng sủ dụng nó nhanh và hiệu quả trong học tập. Do vậy tôi chọn phương pháp hướng dẫn HS sử dụng phần trình chiếu PowerPoint và yêu cầu HS về lên mạng lấy thông tin hình ảnh, clip và thiết kế bài học. Nhằm mục đích rèn luyện cho HS khả năng, ý thức tự học, tự tổ chức nhóm và thiết kế bài giảng. Trên cơ sở đó các em có nhận thức sâu sắc và có những hành động thực tế nhằm bảo vệ môi trường xung quanh. 

     Nghiên cứu được tiến hành trên 2 lớp 12A và 12B trường THPT  xxx  có nhiều nết tương đồng nhau. Lớp thực nghiệm là 12A lớp đối chứng là B. Kết quả cho thấy. Điểm kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7, 8 lớp đối chứng là 6, 7. Kết quả kiểm chứng T-test P=0, 00057 cho thấy có sự khác biệt lớn sau tác động giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh dạy học theo dự án là phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả cao. 
Bấm vào đây để tải về xem tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi