SKKN-NCKHSPUD HÓA 11: Phương pháp giải nhanh bài tập hóa học vô cơ

SKKN-NCKHSPUD HÓA 11:  Phương pháp giải nhanh bài tập hóa học vô cơ
Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm hóa 11, viết đề tài NCKHSPUD Hóa 11, Viết tiểu luận hóa 11



- Trong quá trình học tập, học sinh không những học lí thuyết mà còn phải làm bài tập. Thông qua bài tập học sinh nắm vững được kiến thức lí thuyết.
Cụ thể:
          + Bài tập hoá học là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức và kĩ năng.
          + Bài tập hoá học mô phỏng một số tình huống thực của đời sống thực tế. Qua đó kích thích khả năng tìm tòi , phát hiện kiến thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
          + Bài tập hoá học được nêu như là tình huống có vấn đề. Mà tư duy của học sinh thường bắt đầu từ vấn đề mới lạ, đòi hỏi phải được giải quyết. Để giải quyết vấn đề mà bài tập đặt ra, học sinh sẽ phải tiếp tục tìm tòi phát hiện và từ đó học sinh có hứng thú cao với vấn đề nghiên cứu.
          + Bài tập hoá học là phương tiện để tích cực hoá hoạt động của học sinh ở mọi cấp học bậc học. Thông qua bài tập học sinh hình thành được kiến thức và kĩ năng mới, đồng thời học sinh cũng biết cách vận dụng kiến thức đó vào các tình huống nảy sinh trong học tập và đời sống.

          II.2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, các phương pháp giải nhanh bài toán hoá học không ngừng phát triển. Đó là hệ quả tất yếu khi Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai hình thức thi trắc nghiệm. Yêu cầu mới đòi hỏi giáo viên phải hiểu thấu đáo các phương pháp giải nhanh và học sinh phải dần hoàn thiện kĩ năng sử dụng các phương pháp đó. Mỗi dạng toán hoá học có thể giải bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng không có phương pháp nào tối ưu cho mọi dạng toán, mỗi dạng toán có những phương pháp đặc trưng riêng.

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn hoá học nói chung và ôn luyện cho học sinh thi tốt nghiệp, đại học đối với môn hoá học nói riêng, tôi nhận thấy học sinh còn khá thụ động trong việc giải bài tập hoá, các em chưa chịu suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra hướng giải quyết nhanh nhất cho một bài toán, chưa linh động trong việc sử dụng phương pháp giải mà các em vẫn đi theo một lối mòn trong phương pháp, chính điều này ảnh hưởng đến sự phất triển tư duy sáng tạo của học sinh. Như chúng ta đã biết, môn hoá học được thi bằng hình thức trắc nghiệm, thời gian cho mỗi câu trả lời khoảng trên một phút, nếu các em không tư duy nhanh, không vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp giải nhanh bài toán thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của các em đây cũng là điều khiến tôi rất trăn trở chính vì vậy, khi tiến hành giảng dạy tôi luôn xây dựng một hệ thống có nhiều cách giải khác nhau rồi yêu cầu học sinh tự mình suy nghĩ tìm ra những phương pháp giải hợp lí, rút ra nhận xét về phương pháp nào là hay và nhất, hợp lí nhất. Phương pháp nào không thể sử dụng để giải bài toán đó. Tôi biết đây là một công việc khó khăn vì học sinh cần phải có kiến thức vững chắc và khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy linh hoạt, sáng tạo mới có thể lựa chọn được phương pháp giải thông minh nhất

Bấm vào đây để tải về xem tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi