SKKN-NCKHSPUD HÓA 11: XÂY DƯNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC

SKKN-NCKHSPUD HÓA 11:  XÂY DƯNG SƠ ĐỒ TƯ DUY  TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC

Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm hóa 11, viết đề tài NCKHSPUD Hóa 11, Viết tiểu luận hóa 11



Cùng với việc đổi mới sách giáo khoa và chương trình , nội dung kiến thức thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng trong quá trình cải cách toàn diện phương pháp giáo dục phổ thông. Chúng ta dã có một thời gian dài dạy học theo phương pháp cổ truyền  dạy chay học chay có khi thầy dạy gì học sinh tiếp nhận đấy. Học sinh chỉ học một cách thụ động , chậm tư duy , lười suy nghĩ. Việc đổi mới phương pháp dạy học đối với nhiều giáo viên còn chuyển biến chậm, thậm chí chưa xác định được dạy như thế nào là đổi mới. Vậy đổi mới phương pháp dạy học là gì ? Thì định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong nghị quyết TƯ 4 khoá VII và nghị quyết TƯ 2 khoá VIII và được thể chế hoá trong luật giáo dục được ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu : " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tụ giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng tự học khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh". Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; Học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và sự phát triển xã hội.
Môn hoá học cũng là môn khoa học cơ bản, cần sự chăm chỉ tư duy, suy luận và ham mê nghiên cứu thì việc tổ chức hoạt động dạy học để học sinh có thể tư duy tìm tòi kiến thức mới cũng là một khâu quan trọng. Ngoài các thí nghiệm nghiên cứu, các thí nghiệm chứng minh thì việc tổ chức khai thác sự hiểu biết của học sinh cùng rất quan trọng. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng tìm tòi những ưu điểm, phương pháp tổ chức hoạt động cho giờ dạy đạt được hiệu quả cao. Với kinh nghiệm còn it ỏi  của mình tôi mạnh dạn đề xuất một khía cạnh nhỏ trong khâu tổ chức hoạt động dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đó là sử dụng sơ đồ tư duy. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Có ứng dụng gì? Thì sơ đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề.

Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như: Tóm tắt nội dung, ôn tập một chư đề; Trình bày tổng quan một chủ đề; Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyên, bài giảng; Thu thập, sắp xếp các ý tưởng; ghi chép khi nghe giảng.

Bấm vào đây để tải về xem tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi