1. 1 Cơ sở pháp lý:
Điều 14 chương I Luật giáo dục nói rõ: “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII đã nêu:“ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”.
Tiểu luận QLNN, Trung cấp chính trị: Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục
Ngày 15/6/2004, Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành chỉ thị 40 về việc xây dựng, nâng cao đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị nêu rõ xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 của Đảng và Nhà nước ta khi nói về phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục đã nêu: “Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% giáo viên phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn”.
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành theo Thông tư 12/2001/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD-ĐT, qui định một trong những nhiệm vụ của hiệu trưởng là “Quản lý giáo viên, nhân viên”, và nhiệm vụ của giáo viên là “Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục”.
1.2. Cơ sở lý luận:
Đội ngũ trong trường phổ thông là nguồn nhân lực của nhà trường bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trong trường. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt giữ vai trò quan trọng để biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực.
Trong nhà trường phổ thông, người thầy có sự tác động mạnh đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh. Hiệu quả và sản phẩm lao động sư phạm là nhân cách phát triển toàn diện của học sinh nhằm đạt mục tiêu phát triển của nhà trường. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở phải đáp ứng những nhu cầu phát triển của bản thân, gia đình và xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi đội ngũ giáo viên trong nhà trường phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, từ đó mới có đủ khả năng thực hiện sứ mệnh của mình, mới xứng đáng là nguyên khí của một trường phổ thông.
Với tính chất đặc thù trong lao động sư phạm của người giáo viên được nêu ở trên, người cán bộ quản lý trường học cần phải hiểu đúng tầm quan trọng của công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đó là vấn đề sống còn quyết định chất lượng dạy học của nhà trường.
Hoặc
Tiểu luận QLNN, Trung cấp chính trị: Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục
SKKN QLGD, NCKHSPUD QLGD, Tiểu luận, Tiều luận QLGD
Cám ơn bạn về bài viết. Mời bạn ghé qua website ủng hộ mình nhé Gia sư Luyện Toiec tại Hà Nội
ReplyDelete