SKKN Quản lí giáo dục: Một số biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
‘‘Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt nguồn từ người giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định chính là thầy cô giáo và cán bộ quản lí giáo dục.’’
( Khuyến cáo của Unessco về giáo dục)
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước và của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân”.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước trường THPT số 3 – XXXđã khang trang hơn với 2 dãy nhà 3 tầng với 18 phòng học, khu nhà hiệu bộ mới được đưa vào sử dụng từ tháng 2/2012. Tuy nhiên ngoài phòng học, phòng làm việc cần có phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, vườn hoa, cây cảnh, đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt, việc xây dựng đầu tư theo các tiêu chí: “ Trường học thân thiện- học sinh tích cực” tạo được môi trường tốt nhất cho việc dạy của thầy và việc học của trò là vấn đề khó với địa bàn còn nhiều khó khăn. Trong khi sự đầu tư của nhà nước thì có hạn, muốn xây dựng và phát triển nhà trường, ngoài sự đầu tư của nhà nước nếu không có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, sự đóng góp của cả cộng đồng thì khó có thể thành công được. Bởi ngoài sự lãnh đạo, giúp đỡ của cơ quan chủ quản cấp trên, chỉ có chủ trương xã hội hóa giáo dục mới khắc phục nhanh những khó khăn trước mắt.
Tuy nhiên, huy động sức mạnh của toàn xã hội hướng về giáo dục là cả một vấn đề hết sức khó khăn đối với một ngôi trường vùng còn khó khăn về kinh tế. Một mặt, do dân cư còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến học tập của con em, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng khoán trắng con em cho nhà trường, có khi cả năm không tham gia hội họp một lần nào, thậm chí không biết con học thầy cô nào, lớp nào trong khối. Mặt khác, công tác XHHGD hiện nay còn gặp nhiều bất cập do không có người chuyên về công tác này, cha mẹ học sinh thì làm việc theo sự tự nguyện khi thấy việc làm đó đem lại lợi ích cho con em họ chứ chưa được trang bị những kiến thức nhất định về công tác XHHGD.
Vì vậy, để làm sao có biện pháp tuyên truyền huy động để không những cha mẹ học sinh, mà các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết để làm sao con em có môi trường học tập tốt, Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương quan tâm nhiều đến sự phát triển của nhà trường. Từ những trăn trở ấy, bản thân tôi và Ban giám hiệu nhà trường đã có cách làm để thu hút được các bậc cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội cùng với nhà trường đẩy mạnh công tác XHHGD nhờ đó trong những năm qua cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm nhà trường đã thay đổi làm cho nhà trường đã thực sự là trung tâm văn hóa của địa phương ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Phần lớn các phụ huynh học sinh đều có chung quyết tâm đầu tư đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất, với mong muốn con em có môi trường học tập tốt hơn.
Qua hơn ba năm, tích cực huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng và phát triển nhà trường, bản thân tôi đã rút ra được: “Một số biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT”
QLGD, SKKN QLGD, NCKHSPUD QLGD,
SKKN Quản lí giáo dục: Một số biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT
Hoặc
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi