SKKN, NCKHSPUD Văn 10: SKKN, NCKHSPUD Văn 10: ĐỔI MỚI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT XXX

SKKN, NCKHSPUD Văn 10: SKKN, NCKHSPUD Văn 10: ĐỔI MỚI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ  GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT XXX

Nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề lớn gồm rất nhiều khâu, nhiều phương diện, trong đó đổi mới kiểm tra đánh giá là  khâu rất quan trọng. Để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục việc kiểm tra đánh giá cũng phải chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo cho học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các đơn vị kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.


Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình giáo dục, là công cụ quan trọng, chủ yếu để xác định năng lực, nhận thức của người học, để điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực của đổi mới phương pháp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục.
Kiểm tra là công cụ,  phương tiện và là hình thức chủ yếu, quan trọng của đánh giá.
Kiểm tra, đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được  đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp  để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục.
Kiểm tra, đánh giá là hoạt động bắt buộc quen thuộc đối với tất cả giáo viên
Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm cụ chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh “ trồng người”. Hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó, phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới kiểm tra- đánh giá nói riêng thành trọng tâm của cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cũng trong mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra- đánh giá đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Bấm vào đây để tải về xem tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi