SKKN, NCKHSPUD Văn 10: Nâng cao chất lượng giờ luyện tập thực hành tiếng Việt cho học sinh THPT bằng việc sử dụng graph.

SKKN, NCKHSPUD Văn 10: Nâng cao chất lượng giờ luyện tập thực hành tiếng Việt cho học sinh THPT bằng việc sử dụng graph.

Trong xu hướng hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như một vấn đề cấp thiết nhằm hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp nhận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi học sinh.


       Tuy nhiên trong thực tế, các giờ dạy tiếng Việt nói chung và dạy luyện tập thực hành tiếng Việt nói riêng còn đơn điệu về hình thức, chưa thực sự chú trọng phát triển tư duy. Phần lớn học sinh chưa thấy được vai trò môn học này, cho đây là môn học “khô, khó, khổ”, đặc biệt ở phần luyện tập thực hành. Thậm chí nhiều giáo viên cũng chưa thực sự đầu tư vào hợp phần này, dẫn đến cách dạy qua quýt, đối phó. Giờ luyện tập thực hành, vì thế, càng trở nên thiếu sức hút đối với học sinh.

       Làm thế nào để thắp lên tình yêu tiếng Việt đối với các em qua những bài học trên lớp? Nhiều thầy cô tâm huyết với nghề đã tìm tòi, sáng tạo và thử nghiệm những phương pháp khác nhau. Trên con đường ấy, có người đã chọn cách mô hình hoá các đơn vị kiến thức và mối quan hệ giữa chúng thành những sơ đồ, bảng biểu để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Như vậy, họ đã “vô thức” chạm tới phương pháp graph (gọi là vô thức vì phần lớn giáo viên chưa có hiểu biết đầy đủ về lí thuyết graph). Dù có ý thức sáng tạo,thuy nhiên do chưa nắm được bản chất lí thuyết này nên cách làm của họ chưa phát huy được tối đa hiệu quả.

Bấm vào đây để tải về xem tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi