SKKN-NCKHSPUD Ngữ văn 12: PHÂN TÍCH CÁC LỚP THỜI GIAN TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

SKKN-NCKHSPUD Ngữ văn 12: PHÂN TÍCH CÁC LỚP THỜI GIAN TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI
Mỗi loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không gian, thời gian khác nhau. Hội hoạ, điêu khắc tái hiện sự vật trong sự tĩnh tại, chớp lấy một khoảnh khắc nhất định của đối tượng và biểu hiện nó trong tương quan với không gian. Còn văn học chủ yếu diễn tả quá trình đời sống diễn ra trong thời gian.
         Như vậy, so với các loại hình nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc thì văn học có khả năng to lớn trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận động, tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động thời gian trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống. Thực chất việc tái hiện thời gian trong văn học là tái hiện quan niệm của con người về sự tồn tại, là sự biểu hiện tâm lý của con người trước các sự kiện, biến cố đời sống.


        Từ xa xưa thời gian đã đi vào tác phẩm văn chương để miêu tả nỗi lòng người con gái phải lấy chồng xa xứ:
                                   “Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
                           Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
                                                                                      (Ca dao)
        Lúc nhớ nhung khắc khoải, một phút đợi chờ có thể dài bàng mấy năm:
                                  “Sầu đong càng lắc càng đầy,
                               Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”
                                                                            (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
       Còn về sau, Xuân Diệu cũng rất tinh tế khi dùng thời gian quá khứ để chỉ hiện tại:
                                “Đã nghe rét mướt luồn trong gió,
                                  Đã vắng người sang những chuyến đò”
                                                                          (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)     
         Rõ ràng thời gian trong tác phẩm văn học được các nhà văn sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật. Trong tác phẩm truyện kể, các sự kiện, biến cố được sắp xếp theo một trật tự thời gian nhất định đều nhằm phục vụ một ý đồ tư tưởng nào đó của nhà văn. Thời gian đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Tuy nhiên, việc khám phá tác phẩm văn chương từ việc tìm hiểu thời gian nghệ thuật hoặc là chưa được để ý hoặc là có để ý thì đó cũng là một công việc không hề đơn giản.
           Vợ chồng A Phủ được Tô Hoài viết năm 1953, thời gian của câu truyện xảy ra vào trước cách mạng tháng Tám. Bối cảnh câu chuyện là cuộc sống của những người dân vùng cao, nhân vật trung tâm là những con người bị áp bức, chà đạp, phải trở thành kiếp ngựa trâu cho bọn thống trị. Khi Vợ chồng A Phủ được viết ra thì mọi sự kiện, mọi số phận trong tác phẩm đã lùi về quá khứ. Thời điểm năm 1953 đủ để Tô Hoài có độ lùi cần thiết khi mang đến cho tác phẩm một nguồn cảm hứng mới: cảm hứng về sự đổi thay cho số phận của nhân vật; cảm hứng về sự hồi sinh, con người có thể lấy lại những gì tưởng như đã mất. Sức mạnh tiềm tàng mãnh liệt trong con người ngay khi tưởng như họ đã mất hết sức sống chính là ám ảnh lớn nhất mà tác phẩm đã đem lại.

         Như thế, Vợ chồng A Phủ đã trở thành một trong những tác phẩm thành công nhất của văn xuôi hiện đại Việt Nam viết về cuộc sống những người dân vùng cao. Trong nhà trường, Vợ chồng A Phủ được coi là tác phẩm “kinh điển” đã được giảng dạy trong suốt mấy chục năm qua. Rất nhiều kỳ thi từ nhỏ đến lớn đã sử dụng câu hỏi liên quan tới tác phẩm này. Tác phẩm đã được dựng thành phim. Cũng đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu của giới phê bình về Vợ chồng A Phủ. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về thời gian trong tác phẩm này một cách trọn vẹn. Trong khuôn khổ hạn hẹp, bài viết sẽ khảo cứu, nhìn nhận tác phẩm dưới góc độ nghệ thuật sử dụng thời gian với mong muốn mang đến một hướng khám phá mới cho tác phẩm.

Bấm vào đây để tải về xem tiếp

Bấm vào đây để tải về xem tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi