CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT VIÊN CHỨC

Luật Viên chức đượcđược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2012. Để thực hiện Luật Viên chức, Chính Phủ dự kiến sẽ có 4 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật này. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 02 Nghị định được ban hành đó là:
1. Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chứcban hành ngày 06/4/2012 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 25/05/2012.

Theo đó, Viên chức không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong ba hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo; buộc thôi việc. Viên chức giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong bốn hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức; buộc thôi việc. Viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc sẽ được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau: Viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập; viên chức bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng; không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 2 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật, trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.
2. Nghị định số: 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức ban hành ngày 12/4/2012 và chính thứccó hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2012.
Theo Nghị định đối với việc tuyển dụng viên chức, người dự thi tuyển phải thực hiện 4 bài thi theo quy định tại Nghị định này bao gồm bài thi: kiến thức chung (pháp luật viên chức; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước); chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành; bài thi tin học và ngoại ngữ.
Nghị định quy định một số trường hợp đặc biệt được xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức. Cụ thể, những người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 03 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng (trừ trường hợp vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ); người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao…
Nghị định cũng đưa ra 11 nội dung quản lý viên chức bao gồm:Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức; Quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức; xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức làm việc tương ứng; Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức; Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp; Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, cá nhân đãi ngộ đối với viên chức; Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức; Giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức; Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ viên chức; Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về viên chức; Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.
Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định về chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức và chuyển tiếp đối với viên chức. Theo đó, Viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự), có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, khi cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức. Việc tổ chức thực hiện ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức theo quy định tại Điều 59 Luật viên chức.
Ngoài 2 nghị định kể trên, Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định số: 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 quy định mức lương tối thiểu chungáp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước...Theo đó, Lương tối thiểu chung sẽ chính thức tăng lên 1,05 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/05/2012 (thay cho mức hiện hành là 830.000 đồng/tháng được áp dụng từ 01 năm trước) nhằm cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012. Kinh phí thực hiện đối với các đối tượng do ngân sách Nhà nước bảo đảm từ các nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên; 50% tăng thu ngân sách địa phương và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2011. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2012; các quy định nêu tại Nghị định này được tính hưởng từ ngày 01/05/2012 và bãi bỏ Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ ban hành 2 Nghị định quy định vềvị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và việc thành lập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lậpnhằm cụ thể hóa và hoàn thiện hơn những quy định của Luật viên chức ./.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi