SKKN-NCKHSPUD VĂN 7: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ TẠO TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN NGỮ VĂN 7(PHẦN TIẾNG VIỆT).

Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học theo phư­ơng pháp đổi mới đã và đang đư­ợc thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp học, các môn học. Nằm trong hệ thống các môn văn hoá cơ bản của cấp học THCS, bộ môn Ngữ văn cũng đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc đổi mới phư­ơng pháp Giáo dục theo hướng “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” (Luật Giáo dục - điều 24).


          Để thực hiện tốt phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, bên cạnh việc đổi mới một số biện pháp giảng dạy (như­ cách vào bài, cách đặt câu hỏi, cách kiểm tra, đánh giá…) thì việc sử dụng hợp lý các phư­ơng tiện, đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng. Giá trị lớn nhất của việc sử dụng hợp lý đó là sự tác động tích cực của chúng đến các giác quan của học sinh- đặc biệt là thị giác và thính giác. Những đồ dùng, phương tiện ấy đư­ợc xem nh­ư một nguồn thông tin dẫn học sinh đến những tri thức mới. Điều này càng khẳng định cần thiết có sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học trong các giờ học, tránh dạy chay, dạy theo kiểu truyền đạt thông tin một chiều (Kiến thức ® Giáo viên ® Học sinh).

----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi