SKKN-NCKHSPUD Hóa 12: Phát triển kỹ năng giải nhanh bài tập hóa vô cơ từ bài tập tổng quát

SKKN-NCKHSPUD Hóa 12: Phát triển kỹ năng giải nhanh bài tập hóa vô cơ từ bài tập tổng quát
Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm Hóa 12, viết đề tài NCKHSPUD Hóa 12, viết tiểu luận PPGD Hóa 12


Bài tập hoá học là phương tiện cơ bản nhất để dạy học sinh tập vận dụng kiến thức vào thực hành. Sự vận dụng các kiến thức thông qua các bài tập có nhiều hình thức rất phong phú và đa dạng. Chính nhờ sự vận dụng kiến thức để giải các bài tập mà kiến thức của học sinh được củng cố, khắc sâu, chính xác hoá, mở rộng và nâng cao.
Bài tập hoá học đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Để xây dựng một bài toán hoá học chúng ta phải có kiến thức hoá học sâu rộng, phải bao quát toàn bộ chương trình hoá học phổ thông. Khi xây dựng phải đảm bảo một số nguyên tắc: đúng bản chất, khoa học, chính xác.
Bên cạnh đáp ứng những yêu cầu để xây dựng một bài toán xây dựng bài toán hoá học để làm câu hỏi Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn còn đòi hỏi các bài toán đó ngoài cách giải thông thường còn có cách giải nhanh, cách suy luận thông minh, các phương án lựa chọn ngoài đáp án chính xác thì những mồi nhử, câu nhiễu cũng phải có vẻ hợp lý. Trong quá trình giải bài tập muốn giải nhanh ngoài việc nắm chắc các bước giải, chúng ta phải dựa vào những đặc điểm của bài toán, biết áp dụng một số quy luật, định luật, phương pháp giải nhanh, giải nhẩm được.
Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu một số phương pháp để vận dụng vào việc xây dựng bài toán hoá học có thể giải nhanh làm câu hỏi Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
I.2.  Nhiệm vụ của đề tài
          Tổng kết và xây dựng một số phương pháp giải nhanh bài tập bằng cách áp dụng một số quy luật và định luật.
I.3.  Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng là các bài tập hoá học hữu cơ Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
- Dự giờ và tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp.
II. Nội dung
II.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
II.1.1.  Cơ sở lý luận
Dựa vào các cuốn sách viết về phương pháp giải các bài tập hoá học trắc nghiệm, các ý kiến tham khảo của các đồng nghiệp
II.1.2.  Cơ sở thực tiễn:
Căn cứ vào kinh nghiệm giảng dạy hoá học và những kết quả thu được khi giảng dạy các phương pháp làm bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
II.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến lý thuyết và cách giải các bài tập hoá học hữu cơ Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
- Trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp đã giảng dạy và có thành công nhất định đối với việc dạy học sinh làm bài tập trắc nghiệm.
- Tham khảo thêm sách, báo, tạp chí có nội dung liên quan.
- Sưu tầm hoặc chỉnh lý bài tập có trong các tài liệu phù hợp với liên quan đến cách giải nhanh bài tập Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
II.2.1. Dựa vào phương pháp tăng giảm khối lượng.
Nguyên tắc: Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để xác định khối lượng một hỗn hợp hay một chất.
Cụ thể:
Dựa vào TPHH tìm sự thay đổi về khối lượng của 1mol A → 1 mol B hoặc chuyển từ x mol a → x mol B (với x, y là tỷ lệ cân bằng phản ứng).

Tìm sự thay đổi khối lượng (A → B) theo bài ở z mol các chất tham gia phản ứng và ngược lại. Phương pháp này thường áp dụng giải trong bài toán hoá hữu cơ sẽ tránh được việc lập nhiều phương trình trong hệ phương trình từ đó sẽ không phải giải những hệ phương trình phức tạp. Trên cơ sở ưu điểm của phương pháp này chúng tôi tiến hành xây dựng, phân tích việc giải theo phương pháp này cùng với pháp pháp đại số thông thường (để so sánh). Dựa vào phương pháp tăng giảm khối lượng trong bài toán của rượu, anđêhit, axit, este, amino axit ta có thể giải bài toán một cách nhanh chóng chẳng hạn như:

Bấm vào đây để tải về xem tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi