SKKN-NCKHSPUD Hóa 12: Áp dụng phương pháp giải nhanh bài tập hóa học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

SKKN-NCKHSPUD Hóa 12: Áp dụng phương pháp giải nhanh bài tập hóa học để trả lời câu hỏi  trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm Hóa 12, viết đề tài NCKHSPUD Hóa 12, viết tiểu luận PPGD Hóa 12


Môn hóa học là một môn học tự nhiên đòi hỏi sự tư duy, phân tích và khả năng tìm tòi sang tạo để nắm vững các kiến thức, từ đó luyện thành kĩ năng và phát triển thành kĩ xảo
 Thực tế trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông tôi thấy có rất nhiều em học sinh tỏ ra sợ môn Hóa mặc dù các em đều biết tầm quan trọng của môn học này.
 Hiện nay do yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo, cùng với các môn Lý, Sinh và Ngoại ngữ, Hóa học cũng là một môn phải thi trắc nghiệm 100%.
          Đề thi trắc nghiệm thường rất dài (40 câu đối với thi tốt nghiệp và 50 câu đối với thi đại học) và bao quát rất nhiều kiến thức của cả ba khối 10,11,12. Thời gian để làm một bài thi bằng phương pháp trắc nghiệm là rất ngắn (60 phút đối với thi tốt nghiệp và 90 phút đối với thi đại học), vì vậy không những đòi hỏi các em phải làm chính xác mà còn phải làm nhanh.
Chính do những thực tế trên mà việc học sinh có được phương pháp học là vô cùng quan trọng, đối với bài toán định tính (lí thuyết) học sinh phải nắm vững được kiến thức cơ bản và trọng tâm, còn đối với các bài toán định lượng học sinh phải có được các phương pháp, các phương pháp này sẽ giúp các em giải bài tập trắc nghiệm một cách nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian.
I.2. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
- Qua thực tế giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông trong nhiều năm qua, tôi thấy rằng nhiều học sinh vẫn giải bài tập theo một phương pháp cũ và theo đúng quy trình của một bài toán hóa học là:
+ Bước 1: Viết các phương trình phản ứng
          + Bước 2: Đặt số mol vào phương trình phản ứng
          + Bước 3: Lập phương trình, tính số mol các chất cần tìm
 Việc áp dụng phương pháp cũ này vào việc giải một bài tập trắc nghiệm là rất mất thời gian, đối với các bài toán phức tạp có khi còn không tìm ra lời giải.
- Một số học sinh biết áp dụng các phương pháp giải bài tập trắc nghiệm nhưng còn rất lúng túng, nguyên nhân là do các em vẫn chưa nắm đúng bản chất của các phương pháp này.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Đọc toàn bộ các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập các lớp 10, 11, 12
+ Tham khảo các bài tập ở các sách tham khảo, các đề thi tốt nghiệp và đại học của bộ giáo dục trong các năm vừa qua.
+ Phân loại bài tập theo các phương pháp giải phù hợp
+ Hướng dẫn học sinh giải bài tập theo các phương pháp giải bài tập trắc nghiệm
I.3. Phạm vi nghiên cứu
 - Thời gian nghiên cứu: năm học 20... - 20...
 - Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ học sinh khối 11, 12
I.4. Ý nghĩa của đề tài
- Giúp học sinh giải bài tập trắc nghiệm nhanh hơn và hiệu quả hơn
- Gây hứng thú học tập bộ môn
 - Góp phần phát triểu tư duy của học sinh, giúp các em có thể tự tìm được các cách giải hay cho các bài tập trắc nghiệm.
 Sau khi học sinh đã nắm vững các phương pháp làm bài tập trắc nghiệm, và được trải nghiệm qua các bài thi cụ thể, tôi thấy học sinh vững tin hơn và không còn lúng túng khi làm bài tập trắc nghiệm. Chính vì tất cả những lí do trên mà tôi chon đề tài: “Sáu phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ”


Bấm vào đây để tải về xem tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi