SKKN-NCKHSPUD HÓA 11: HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIẢI BÀI NHANH BÀI TẬP “PHẢN ỨNG CỘNG HIĐRO VÀO HIĐROCACBON KHÔNG NO, MẠCH HỞ” CHO HỌC SINH THPT

SKKN-NCKHSPUD HÓA 11:  HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIẢI BÀI NHANH BÀI TẬP “PHẢN ỨNG CỘNG HIĐRO VÀO HIĐROCACBON KHÔNG NO, MẠCH HỞ” CHO HỌC SINH THPT
Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm hóa 11, viết đề tài NCKHSPUD Hóa 11, Viết tiểu luận hóa 11



Trong những năm học vừa qua, dạy học theo hướng tích cực hoạt động của học sinh đã và đang được tăng cường áp dụng để đáp ứng với cấu trúc sách giáo khoa theo chương trình đổi mới, đặc biệt là ở bậc học THPT. Mỗi giáo viên phải tự tìm ra một phương pháp dạy học tích cực phù hợp với môn học và phù hợp đối tượng học sinh cụ thể của mình. Quan điểm dạy học tích cực chi phối đến toàn bộ tiến trình dạy học: Từ việc xây dựng mục tiêu, nội dung đến lựa trọn cách thức tổ chức dạy học. Người học phải nâng cao được năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự phát triển và có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo viên và của xã hội.
          Trong môn Hóa học, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp giảng dạy (phương pháp luyện tập), phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Thông qua việc giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập.
Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau. Nếu biết lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh nắm vững hơn bản chất của các hiện tượng hoá học.
Qua những năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng, khả năng giải toán Hóa học của các em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là giải toán Hóa học Hữu cơ vì những phản ứng trong hoá học hữu cơ thường xảy ra không theo một hướng nhất định và không hoàn toàn. Trong đó dạng bài tập về phản ứng cộng hiđro vào liên kết pi của các hợp chất hữu cơ là một ví dụ. Khi giải các bài tập dạng này học sinh thường gặp những khó khăn dẫn đến thường giải rất dài dòng, nặng nề về mặt toán học không cần thiết thậm chí không giải được vì quá nhiều ẩn số. Nguyên nhân là học sinh chưa tìm hiểu rõ, vững các định luật hoá học và các hệ số cân bằng trong phản ứng hoá học để đưa ra phương pháp giải hợp lý.
Xuất phát từ suy nghĩ muốn giúp học sinh không gặp phải khó khăn và nhanh chống tìm được đáp án đúng trong quá trình học tập mà dạng toán này đặt ra. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIẢI BÀI NHANH BÀI TẬP “PHẢN ỨNG CỘNG HIĐRO VÀO HIĐROCACBON KHÔNG NO, MẠCH HỞ” CHO HỌC SINH THPT
          3. Mục đích:
          Gây hứng thú cho học sinh khi học tập, giúp học sinh mở rộng và nâng cao nhận thức về vấn đề đang học.
          Giúp học sinh hiểu rõ được bản chất phản ứng ,từ đó tìm ra những phương pháp làm bài tập hiệu quả.
          Xây dựng phương pháp làm bài tập khoa học, hiện đại, có hiệu quả cao.
Bấm vào đây để tải về xem tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi