SKKN-NCKHSPUD HÓA 11: DẠY HỌC TÍCH CỰC THÔNG QUA VIỆC RÈN KỸ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ THƯỜNG GẶP CHO HỌC SINH THPT

SKKN-NCKHSPUD HÓA 11:  DẠY HỌC TÍCH CỰC THÔNG QUA VIỆC RÈN KỸ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ THƯỜNG GẶP CHO HỌC SINH THPT
Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm hóa 11, viết đề tài NCKHSPUD Hóa 11, Viết tiểu luận hóa 11


1.1. Thực trạng dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay.
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học đã thực sự được chuẩn bị từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X, cho đến nay đã thực hiện được một số thành công mới:
- Chú trọng tới vấn đề tăng cường hoạt động tích cực nhận thức của HS.
- Khuyến khích sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy học.
- Đầu tư phương tiện dạy học hiện đại.
- Nâng cao tính cơ bản, tính thực tiễn, tính hiện đại của chương trình học.
- Học sinh hoạt động độc lập, tích cực hơn và có khả năng làm việc theo nhóm cao hơn trước đây.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ở mỗi địa phương, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, thực trạng dạy học nói chung và phương pháp dạy học hoá học nói riêng còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa đều.
- Trong các giờ học, đặc biệt là giờ luyện tập, ôn tập kiến thức, phương pháp dạy học còn nặng về thuyết trình, hoạt động của học sinh còn thụ động, ít hoạt động tư duy, chủ yếu là nghe giảng, ghi bài (hoặc thầy đọc trò chép). Dẫn đến học sinh thường chỉ chú ý tới việc tiếp thu rồi tái hiện lại những điều giáo viên giảng hoặc đã viết sẵn trong sách giáo khoa nên chỉ trả lời đúng các câu hỏi ở mức độ thấp là những câu hỏi biết, trong khi đó lại lúng túng ở những câu hỏi ở mức độ cao hơn – những câu hỏi yêu cầu hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Khi giải bài tập hóa học và làm bài kiểm tra kỹ năng giải toán còn chậm không đáp ứng được yêu cầu đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đặc biệt là đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh Đại học hiện nay.
 1.2. Các xu hướng hiện nay trong việc xây dựng bài tập hóa học.
- Loại bỏ các bài tập có nội dung nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toán phức tạp để giải.
- Loại bỏ các bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học.
- Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm.
- Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Xây dựng bài tập có nội dung phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn giản nhẹ nhàng.
1.3. Nội dung chương trình Hóa học hữu cơ ở THPT .
Lớp
Chương trình học
Số tiết    luyện tập
Tổng số tiết dạy
Lớp 11
Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ
1
6
Chương 5: Hiđrocacbon no
1
5
Chương 6: Hiđrocacbon không no
2
7
Chương 7: Hiđrocacbon thơm - Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hiđrocacbon
1
5
Chương 8: Dẫn xuất halogen -  Ancol - Phenol
1
6
Chương 9: Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic
2
7
Lớp 12
Chương 1: Este -  Lipit
1
4
Chương 2: Cacbohiđrat
1
6
Amin – Aminoaxit - Protein
1
6
Chương 4: Polime và Vật liệu polime.
1
6



Bấm vào đây để tải về xem tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi